TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

 Thực tế đã chứng minh Thuốc lá là nguy cơ gây hại đến sức khoẻ của con người. Nhằm chung tay thực hiện xây dựng Môi trường công sở không khói thuốc lá. Đồng thời hưởng ứng “Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5” năm 2024. Trường mầm non Phú Đức kêu gọi viên chức, cha mẹ trẻ nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng.

  1. Thuốc lá là gì?

Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 12 cm, đường kính khoảng 1cm).Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc).

  1. Tại sao hút thuốc lá rất có hại?

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hoá học. Trong đó có khoản 69 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết không say bê bết như người uống rượu mà bị gặm nhấm từ từ. Các bệnh do thuốc lá gây nên như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, có nguy cơ bị ung thư …

luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

Một số thành phần trong khói thuốc lá:

+  Nicotine: gây tăng nhịp đập của tim, làm tim phải gắng sức hoạt động nhiều hơn, gây tăng mạch và huyết áp, (chất gây nghiện)

+  Monoxit carbon (khí CO): Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, gây xơ vữa động mạch, gây các bệnh về tim và đột quỵ,…..và các hoạt chất khác.

thuốc lá điện tử bạn cần biết

* Các bệnh thường gặp:

– Bệnh tim mạch: chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học.

– Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), ung thư vòm họng, miệng, thực quản (hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao), ung thư ruột…

– Bệnh hô hấp: Bệnh phổi mãn tính, viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với các cháu nhỏ.

– Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị ung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn.

– Các bệnh khác: Tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính.

– Đối với nam giới: Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh.

– Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

– Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

Việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc được các quan, đơn vị, viên chức trường Mầm non Phú Đức quan tâm chú trọng. Các nội dung tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá được lồng ghép vào các cuộc họp trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trong các buổi họp hội đồng, tổ khối, zalo nhóm lớp… tổ chức treo biển cấm hút thuốc lá và tác hại thuốc lá tại nơi làm việc, ký cam kết không hút thuốc lá trong cơ sở, tổ chức kiểm tra, giám sát việc hút thuốc lá tại những địa điểm cấm hút thuốc. Vận động trong quần chúng nhân dân hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ ngày 25-31/5 hàng năm.

Trên đây là tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Qua những thông tin trên mong viên chức nhà trường và cha mẹ trẻ có ý thức tự giác phòng ngừa những chất độc hại cho sức khoẻ của mình và những người thân.

Người viết tin – Nguyễn Thị Cẩm Loan