Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ những điều phụ huynh cần biết.

THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM PHỔI VÀ VIÊM MÀNG NÃO MỦ

  1. Thông tin về bệnh Viêm phổi và Viêm màng não mủ

Đối với bệnh viêm màng não, vi khuẩn HIB có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như: di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập, khó khăn khi vận động…
Sau khi có vaccine ngừa HIB, kết quả giám sát các năm gần đây cho thấy, HIB không còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não. Được tiêm vaccine phòng bệnh do HIB gây ra đã giúp cho hàng ngàn trẻ thoát khỏi nguy cơ mắc viêm phổi, viêm màng não do HIB cũng như các biến chứng nguy hiểm và tử vong do mắc bệnh.

  1. Bệnh lây truyền như thế nào?

Vi khuẩn Hib gây bệnh ở cả trẻ nhỏ và trẻ lớn dưới 15 tuổi. Đặc biệt gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có nguy cơ tử vong cao với trẻ từ 4 – 12 tháng tuổi

Vi khuẩn HIB tồn tại ở mũi và họng, dễ lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Nhiều trẻ mang vi khuẩn HIB mà không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh. Những trẻ này có thể gây bệnh cho các trẻ em khác và là nguồn lây bệnh chính trong cộng đồng.

  1. Biểu hiện/triệu chứng/di chứng sau khi trẻ mắc bệnh

Triệu chứng viêm phổi, viêm màng não do HIB rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: sốt cao trên 39oC, chảy nước mũi, ho… nên rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản thông thường.

Vì vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng sau, bạn nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn:

– Sốt, nhức đầu, cổ bị cứng, buồn nôn, ói và ngầy ngật: dấu hiệu viêm màng não.

– Hụt hơi, sốt, yếu sức, ăn không ngon, nhức đầu, đau ngực và ho: dấu hiệu viêm phổi.

– Thở và nuốt khó, xanh xao và sốt: dấu hiệu viêm nắp thanh quản.

– Sưng, viêm và đau ở phần xương bị bệnh: dấu hiệu của viêm tủy xương.

– Ở một số trường hợp nặng hơn, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

+ Rối loạn tri giác, thị giác

+ Quấy khóc, ánh mắt vô cảm

+ Bị nôn trớ, bỏ bú, ngủ li bì

+ Tiêu chảy

+ Co giật, lơ mơ, hôn mê…

Bệnh nhiễm khuẩn do HIB nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.

Từ 15–30% trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn HIB có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần.

Từ 5–10% trẻ có thể tử vong khi bị viêm màng não do HIB.

  1. Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn do HIB như thế nào?

Do bệnh HIB ngày càng đề kháng với nhiều loại kháng sinh và diều trị rất tốn kém nên biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và kinh tế nhất là tham gia tiêm ngừa vaccine phòng bệnh HIB cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi.

Bên cạnh biện pháp tiêm vaccine để phòng bệnh, mỗi gia đình cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

  1. Phác đồ tiêm Vaccine phòng bệnh

– Trẻ dưới 1 tuổi: bắt đầu tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng (2-3-4) CTTCMR.

– Trẻ từ 1 tuổi đến 15 tuổi: nếu trong 12 tháng đầu đời trẻ đã tiêm 3 mũi cơ bản thì sẽ tiêm mũi 4 để củng cố kháng thể (sau khi tiêm mũi cuối cùng trước đó ít nhất 6-12 tháng), nếu chưa tiêm 3 mũi cơ bản cũng chỉ tiêm 1 mũi duy nhất.

=> Giá tiền: 240.000 đồng/liều

Vì vậy các bậc phụ huynh học sinh cần luôn quan tâm đến sức khoẻ, sự an toàn của những thành viên trong gia đình, làm nhiều việc để bảo vệ mình và người thân. Một trong những cách đó là hãy đăng ký tiêm vaccine phòng bệnh sẽ tránh được bệnh tật cho trẻ.

 giấy đăng ký mặt sau giấy đăng ký mặt trước