Tuyên truyền một số bệnh truyền nhiễm thường gặp

  1. Sốt xuất huyết
  2. Đại cương:

– Sốt xuất huyết (SXH) Dengue: bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue

– 4 týp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 , DEN-4

– Muỗi Aedes aegypti : trung gian truyền bệnh

– Bệnh xảy ra quanh năm, tăng vào mùa mưa.

– Đặc điểm: sốt, xuất huyết, thoát huyết tương sốc, rối loạn đông máu, suy tạng  tử vong nếu không chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.

tải xuống (1)

  1. Triệu chứng lâm sàng

– Sốt cao đột ngột, liên tục

– Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn

– Da xung huyết, phát ban

– Dây thắt(+), chấm XH da, chảy máu cam,..

– Tiến triển nặng gây thoát huyết tương huyết áp tuột có thể tử vong.

  1. Phòng ngừa: Diệt lăng quăng trong và xung quanh nhà.
  1. Tay chân miệng
  2. Đại cương: Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng:

+ Sốt, đau họng, đau miệng;

+ Loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước: niêm mạc miệng, lợi, lưỡi;

+ Ban dạng phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông;

+ Có thể gây biến chứng: viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

dv-benh-truyen-nhiem-1

  1. Tác nhân gây bệnh:

– Do nhóm vi rút đường ruột enterovirus: gồm poliovirus, coxsackievirus A, B, Echovirus & enterovirus 68-71. Phổ biến nhất là coxsackievirus A16 & enterovirus 71.

–  Các chủng enterovirus khác gây thể nhẹ, ít biến chứng. EV 71 thường gây biến chứng thần kinh nặng, có thể tử vong.

  1. Nguyên tắc phòng bệnh:

– Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.

– Cắt đứt chuỗi lây truyền của virus.

– Phát hiện sớm ổ dịch để xử lý và điều trị kịp thời.

– Cách ly ngay, hạn chế lây ra cộng đồng.

– Vệ sinh cá nhân, môi trường.

– Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

  1. Cách phòng bệnh và điều trị:

* Tại lớp học:

– Thực hành tốt vệ sinh cá nhân cho nhân viên và trẻ em;

+ Thầy, cô giáo, người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi sát hàng ngày

+ Làm sạch dụng cụ, vật dụng, nhà vệ sinh bằng nước và xà phòng.

– Khi có dấu hiệu nghi ngờ báo về BGH và cán bộ phụ trách y tế.

– Khi có từ 02 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong 07 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng

*Tại gia đình bệnh nhân:

– Bệnh nhân phải được cách ly; mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; giữ khoảng cách khi nói chuyện;

– Chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng dd cloramin B;

+Đối với người chăm sóc trẻ: phải rửa tay ngay sau khi thay tã cho trẻ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung dụng cụ với trẻ bệnh.

+Theo dõi sát các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em để thông báo cho y tế.

  1. Sởi
  2. Đại cương:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

  1. Dự phòng:

– Vacxin sởi: vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ  lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.

  1. Thủy đậu
  2. Đại cương:

Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em

  1. Phòng bệnh:

Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

  1. Cúm A (H5N1)

Cúm : là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm influenza có tính chất lây nhiễm cao gây nên (còn gọi cúm gia cầm).

thumb00_095837507574828

  1. Phòng bệnh:

* Bệnh nhân :

– Cách ly, xử lý chất thải của BN bằng chloramine B.

– Hạn chế vận chuyển khỏi buồng bệnh và khu vực cách ly

– Mang khẩu trang suốt thời gian điều trị.

– Khi vận chuyển dùng xe cứu thương chuyên dụng

– Chất thải trong quá trình điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng  xử lý như chất thải y tế nguy hại

* Đối với gia cầm bị bệnh :

– Tổ chức giám sát đàn gia cầm để phát hiện sớm ổ dỊch

– Tiêu huỷ gia cầm bệnh bằng 2 biện pháp: đốt, chôn.

– Người thực hiện có trang bị phòng hộ (kiếng, nón, áo, khẩu trang N95, ủng).

– Cấm giết mổ, buôn bán và vận chuyển gia cầm và sản phẩm bị bệnh

– Các trại chăn nuôi gần ổ dịch phải được quản lý chặt chẽ

  1. Bệnh sâu răng
  2. Đại cương:

Nguyên nhân là do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.

b.Phòng bệnh:

Các lỗ sâu của răng vĩnh viễn cần được làm sạch hết ngà mủn và hàn tráng răng bằng vật liệu amalgam, composite, răng sữa có thể trám bằng xi măng glassio, xi măng sứ và xi măng phosphat. Những lỗ sâu lớn có thể được hồi phục bằng inlay hoặc onlay kim loại hoặc sứ, răng vỡ lớn nên được bọc bằng chụp kim loại hoặc chụp sứ. Răng diễn biến sau quá trình sâu răng là tổn thương tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy qua đáy lỗ sâu, cần được chữa tủy rồi phục hồi răng bằng chụp bọc thân răng.

Để phòng bệnh, mọi người cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối, tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng.

  1. Bệnh đường tiêu hóa

Bao gồm các bệnh thường gặp như tiêu chảy (cấp và mãn), thương hàn, lỵ (lỵ amip, lỵ trực trùng), viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóaTCM, nhiễm giun, viêm gan A, tả.

Triệu chứng:

Đau, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy,ợ chua, ợ hơi tiêu phân đàm máu.

Phòng bệnh :

– Ăn chín ,uống chín

– Rữa  rau sống kỹ bằng nước sạch

– Tắm nước sạch